Chính trị gia Yamamoto lên tiếng xin lỗi vì đã nói rằng anime góp phần làm gia tăng tội phạm.
Ông xin lỗi về lời nói "anime làm tăng tỉ lệ phạm tội", và có vẻ như sự việc đã chìm xuống trong êm thắm. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay tại Nhật, cũng như trên thế giới, thì cái việc "phạm pháp vì làm theo/có liên quan anime/manga" vẫn đang diễn ra, ít nhiều gì thì chưa rõ, nhưng đã từng có kha khá những việc đáng tiếc xảy ra, cấu thành nên hành vi phạm tội vì làm theo/liên quan tới anime/manga rồi.
Chậc, đến cả những người có ảnh hưởng lớn như thế mà đôi lúc cũng có những suy nghĩ, phát biểu thật là… Và mới đây nhất, chính trị gia Ichita Yamamoto, 1 thành viên của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, đã đăng tải lên trang blog cá nhân của ông ngày hôm nay, 1 lời xin lỗi vì đã nói rằng: anime góp phần gia tăng tỉ lệ tội phạm. Ông cũng đã trực tiếp xin lỗi trên 1 chương trình truyền hình trực tuyến vào thứ Tư tuần trước.
Chính trị gia Ichita Yamamoto
Khởi nguồn cho việc này là vào ngày 5 tháng 11, tại chương trình talk show, thảo luận Shin Hōdo 2001, ông Yamamoto đã nói rằng: anime và các game video góp phần làm gia tăng tỉ lệ tội phạm. Và dĩ nhiên ông không tự nhiên nói như thế, bởi trong chương trình này, các khách mời đang thảo luận về Takahiro Shiraishi, 27 tuổi – 1 kẻ bị tình nghi là thủ phạm của những vụ án giết người hàng loạt. Hắn đã bị bắt tại Zama, tỉnh Kanagawa vào ngày 31 tháng 10 sau khi tìm thấy những bộ phận của 9 cái xác trong căn hộ của y.
Và khi mà quá trình điều tra xác minh vẫn đang diễn ra, ông Yamamoto đã nói tại chương trình rằng: những video game cũng như anime có ảnh hưởng tới những hoạt động phạm tội, khi mà có một số bộ phận không thể phận biệt được giữa thế giới thực và ảo. Yamamoto nói rằng những câu chuyện có những tội ác tương tự như thế tồn tại trong anime, và gây ảnh hưởng đến trường hợp kẻ giết người hàng loạt ở Zama. Ông tin rằng những câu chuyện với nội dung như thế có thể ảnh hưởng tới nhận thức của người xem. Ông cũng kêu gọi mọi người hãy tăng cường giám sát, đề cao cảnh giác để phòng tránh những điều xấu có thể xảy ra.
1 ví dụ điển hình (chết cmmđ Makoto)
Các nhận xét và quan điểm của ông Yamamoto khi nói về anime đa phần đều mang tính chất tiêu cực. Và ngay lập tức đã có những bình luận tại chương trình (đó là 1 chương trình truyền hình trực tiếp, và trực tuyến) nói rằng ông Yamamoto đang đổ lỗi cho game và anime. Một số khác thì nói rằng, kể cả khi chúng có những tác động như thế, thì những sản phẩm hư cấu khác cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự, chứ không chỉ riêng game và anime.
座間の連続殺人の容疑者が『ゲームやアニメの影響を受けている』という山本一太議員の発言は、表現規制を促すものであり、そもそも根拠もなく不適切だということは、近いうちに山田太郎前議員も指摘するだろう。というか、与党のネット戦略担当が、こんなお粗末で燃えやすい発言するのに呆れる。
— 広瀬犬山猫 (@poevil) November 6, 2017
山本一太政調会長代理さぁ、座間の事件について今回の事件はゲーム感覚でやってると思われる。最近のアニメやゲームは残忍な描写とから多いですから…。
って言ってるけど、さすがに今回は全く別問題でしょうに…。#新報道2001 pic.twitter.com/sqCfbuBdIe— ゆういち@おさしみ (@danboard_9955) November 4, 2017
Rất nhiều nơi nói về sự việc này, cùng lời nói của ông Yamamoto. Không chỉ trên twitter mà còn trên cả những trang tin tức của Nhật.
Ngay sau khi chương trình kết thúc, Yamamoto nhận thấy sự sai lầm của mình. Và ông đã nói rằng ông đã ngay lập tức muốn xin lỗi về những lời nói của mình, cả trên blog cá nhân cũng như trên twitter. Tuy nhiên ông đã chờ 3 ngày, để có thể trực tiếp xin lỗi qua các phương tiện thông tin đại chúng, và cũng như trên chương trình trực tuyến kia. Ồng Yamamoto nói rằng: “lời xin lỗi này không nhằm để bào chữa cho những lời nói trước đó của tôi. Chỉ là tôi thấy mình đã sai lầm khi nói như thế, thật sự xin lỗi những người xem anime”. Ông cũng cho biết rằng mình cảm thấy rất hối tiếc khi đã nói 1 cách thiếu suy nghĩ như thế, là “rất không phù hợp”. Ông nhận ra rằng những ý kiến của mình cho thấy những hoạt động của Shiraishi (kẻ tình nghi là hung thủ lúc đó) là do ảnh hưởng trực tiếp của anime, tuy nhiên lại hoàn toàn không có bằng chứng gì về sự liên quan giữa những hành vi của Shiraishi và anime/game.
山本一太『「#新報道2001」での失言を猛省!〜全てのアニメ関係者、アニメファンに心からお詫びしたいこと』 #アニメ ブログを更新。
⇒ https://t.co/sAPWzHn0A0 #アメブロ @ameba_officialさんから— 山本一太 (@ichita_y) November 8, 2017